benh vien dien lanh

7 bước sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện

su-dung-tu-lanh-tiet-kime-dien

Giá điện càng ngày càng tăng, vì thế khi sử dụng những thiết bị ngốn điện như máy giặt, tủ lạnh…làm cho hóa đơn tiện điện nhà bạn tháng nào cũng tăng. Vậy có cách nào để tiết điện khi sử dụng tủ lạnh hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều người mong muốn được giải đáp. Bệnh viện Điện Lạnh chuyên sửa tủ lạnh tại nhà xin hướng dẫn một số cách đơn giản để quý khách hàng sử dụng tủ lạnh “maximum” mà có thể tiết kiệm điện tối đa nhất.

1. Lưu ý về dung tích và thông số kỹ thuật phù hợp

Việc lựa chọn tủ lạnh phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bạn tiết kiệm điện hiệu quả.
Có thể nói, tiêu chí người tiêu dùng nên quan tâm đầu tiên khi mua tủ lạnh chính là dung tích. Theo các chuyên gia, căn cứ vào mức sống hiện nay của các gia đình, mỗi người cần trung bình khoảng 40-50 lít dung tích. Như vậy, một gia đình 4 nhân khẩu sẽ cần dùng tủ lạnh có dung tích từ 160-200 lít.

Bên cạnh đó, còn phải tính đến thói quen sinh hoạt của gia đình, chẳng hạn những gia đình có thói quen một tuần đi chợ một lần hoặc những gia đình hay tích trữ tích trữ rau củ quả, sẽ cần tủ lạnh dung tích lớn hơn. Do đó trước khi mua, người dùng cần xác định rõ nhu cầu của gia đình, kết hợp với độ rộng trong phòng để mua tủ lạnh có dung tích phù hợp, thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Về lượng điện năng tiêu thụ. Do tủ lạnh là thiết bị tiêu thụ tương đối nhiều điện trong gia đình, như vậy lượng tiêu thụ điện năng ghi trên máy cũng cần được xem xét. Hiện nay, trên thị trường có hai kiểu tủ lạnh chính, đó là: Làm lạnh trực tiếp (đóng tuyết) và làm lạnh gián tiếp (không đóng tuyết). Loại làm lạnh trực tiếp sẽ tiêu tốn điện năng ít hơn loại gián tiếp.

Cũng theo khuyến cáo của các chuyên gia tư vấn, người dùng nên chọn tủ lạnh có nhiều ngăn, được thiết kế cho những mục đích xác định, chẳng hạn như có ngăn đựng rau và đựng hoa quả riêng, để tiện việc chứa và không bị mùi thức ăn quyện lẫn vào nhau gây khó chịu.

2. Tủ lạnh cần phải đặt vào chỗ thông gió, thoáng mát

Theo các chuyên viên về điện lạnh, nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường chí ít là 10cm để bảo đảm thoát nhiệt. Muốn không khí lưu thông xung quanh tủ lạnh và để chống ẩm, bạn có thể kê tủ cách mặt đất hơn 5cm. Bởi nhiệt độ xung quanh truyền vào tủ lạnh nhiều sẽ ảnh hưởng khả năng tản nhiệt, điện hao nhiều hơn.

>>Xem thêm: https://benhviendienlanh.com/vai-luu-y-khong-bo-qua-khi-su-dung-tu-lanh/

3. Hạn chế tắt/bật tủ lạnh

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, để tiết kiệm điện, bạn nên hạn chế việc ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện và bật/tắt tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Trong trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ lạnh thì ngắt nguồn điện nhưng cần dọn sạch các vật dụng, thực phẩm có trong tủ, vệ sinh tủ và để tủ khô rồi mới đóng cửa, dùng vật phủ che bụi phủ lên trên nữa nhé.

4. Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

Khi thực phẩm trữ lạnh trong tủ không nhiều, nên điều chỉnh cấp độ làm lạnh ở mức trung bình hoặc thấp sẽ tiết kiệm điện hơn. Người tiêu dùng nên sử dụng một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lạnh với buồng giữ lạnh, nhiệt độ ở mức 7–8ºC là đạt, không cần thiết điều chỉnh độ lạnh tối đa. Với ngăn đông lạnh, điều chỉnh nhiệt độ ở mức -18ºC thay cho -22º là vừa đủ.

5. Bạn không nên để đồ quá chật trong tủ lạnh.

Bạn không nên để đồ quá chật trong tủ lạnh. Hãy để các thứ ngăn nắp và có khe hở để luồng khí lạnh được lưu thông giúp lượng điện tiêu hao được hạn chế. Những thực phẩm còn nóng hãy để cho nguội hẳn rồi mới nên đặt vào tủ lạnh.

Sử dụng những đồ đựng thực phẩm bằng kim loại thay cho những món đồ bằng nhựa.

Luôn đặt đá hoặc thực phẩm đông lạnh vào ngăn mát để giữ lạnh ngăn này và hạn chế sự hoạt động của bộ phận chế lạnh, điều này giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều lượng điện năng tiêu thụ.

Nếu thực phẩm trữ lạnh nhiều, khi cho vào tủ lạnh phải sắp xếp có tính toán, chừa các khoảng cách để khí lạnh đối lưu, lượng điện hao tổn giảm xuống. Không nên để thực phẩm bít kín “họng” thổi hơi lạnh ra hoặc chất quá nhiều – ken kín các ngăn trong tủ. Các loại thịt, cá tươi sống… nên cho vào các hộp bằng thép hoặc inox thay thế cho hộp nhựa, bởi tính dẫn lạnh của kim loại nhanh hơn, thời gian làm lạnh rút ngắn, ít hao điện.

6. Hạn chế mở cửa tủ lạnh

bạn cần hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục và mở cửa tủ lạnh quá lâu vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ trong tủ cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian, hiệu suất hoạt động gây tiêu hao điện nhiều hơn, không những thế về lâu dài còn làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh nữa.

7. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ

Vệ sinh tủ lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Bạn cần lưu ý lau sạch phần viền cao su ở cửa đóng mở giúp cửa đóng kín hơn, tránh hơi lạnh thoát ra ngoài làm tiêu hao điện năng.

Thường xuyên vệ sinh máy ở các bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc, đổ khay chứa nước…để việc khuếch tán và trao đổi nhiệt diễn ra thuận lợi hơn, tránh hao tốn điện năng.

Cần thường xuyên vệ sinh tủ lạnh khoảng 1-2 tháng/lần để tủ lạnh hoạt động ổn định, tiết kiệm điện tốt hơn.
Mỗi năm 1 lần bạn nên kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy, nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời, nếu không, đây chính là nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng.

Bài viết liên quan
Website: Bệnh Viện Điện Lạnh
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012