- Tại sao tủ lạnh nóng và đổ mồ hôi
- Chọn mua tủ lạnh thế nào tốt nhất?
- Tại sao quạt gió tủ lạnh không hoạt động?
Bạn có biết chiếc tủ lạnh thân thuộc nhà mình ngoài việc lưu trữ thịt cá, rau quả nó còn bảo quản thuốc rất hiệu quả, nó được coi là tủ y tế thứ hai trong nhà bạn đó nha. Thực hư như thế nào thì hãy cùng Bệnh Viện Điện Lạnh tham khảo bài viết dưới đây nhé:
Tủ lạnh nhà bạn cần có những loại thuốc gì?
Tốt nhất bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc trước khi chọn mua; và sau đó, khi sử dụng bạn cần đọc kỹ nhãn thuốc, thành phần và hướng dẫn sử dụng loại nào cần để nơi thoáng mát và loại nào không nên. Đây là việc cực kỳ quan trọng, nhất là với những loại thuốc có thể mua không cần toa và thuốc cho trẻ em. Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc để có sự chuẩn bị trước.
Những loại thuốc có thể bảo quản trong tủ lạnh
* Dầu xanh và các loại kem, gel giúp giảm đau nhức (lưng, chân, vai…) như Salonpas.
* Thuốc giảm đau, giảm sốt, giảm sưng viêm (non-Steroid), bao gồm các loại như Paracetamol, Tylenol, Aspirin… Mỗi loại thuốc có liều lượng, thành phần, mức độ công hiệu không hoàn toàn giống nhau. Không chỉ vậy, các hoạt chất như ibuprofen, acetaminophen có trong các loại thuốc này cũng là thành phần phổ biến trong thuốc ho, cảm, dị ứng… Bạn cần đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng với các loại thuốc khác để tránh vô tình uống quá liều quá liều.
* Thuốc cảm, ho, siro ho có bán nhiều tại các nhà thuốc và khi mua không cần toa, nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng phụ nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là trước khi cho con trẻ hay thai phụ sử dụng.
* Dụng cụ y tế: Nhiệt kế là thứ nhất thiết cần có, để bạn kiểm tra và theo dõi nhiệt độ của các thành viên trong nhà khi bị sốt. Ống nhỏ giọt, thìa hoặc cốc đúng tiêu chuẩn để lường thuốc cũng cần thiết bởi chiếc muỗng cà phê mà bạn thường dùng không phải lúc nào cũng chính xác. Túi chườm nóng/lạnh giúp làm giảm cơn đau bụng, giảm sưng, hạ sốt. Ngoài ra bạn còn cần máy đo huyết áp, dụng cụ hút mũi, miếng dán hạ sốt, kéo sạch, nhíp…
* Các loại thuốc đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu…), than hoạt tính, oresol…
* Các loại thuốc sát trùng và các thuốc mỡ kháng sinh để chống nhiễm trùng khi bị trầy xước cũng như để làm sạch các dụng cụ y tế khi cần dùng đến.
* Bông, băng, gạc, băng cá nhân nhiều kích cỡ cũng rất cần thiết để bạn lau chùi và che chắn vết thương của mình, tránh khói bụi, vi khuẩn bên ngoài.
* Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai, nước muối sinh lý…
* Thuốc dị ứng, thuốc/kem bôi chữa bỏng.
* Kem/thuốc chữa và ngừa côn trùng đốt; Vaseline, thuốc mỡ giúp làm lành những vùng da, môi bị nứt nẻ hoặc để bôi một lớp mỏng ở mũi để giảm xót, giảm xước do việc dùng khăn giấy chùi khi bị cảm cúm sổ mũi (nhưng hãy bảo đảm đừng bôi vào trong mũi con).
* Các loại thuốc riêng của từng thành viên được trữ theo tiền sử bệnh của người đó (thuốc hen, xoang, cao huyết áp, thuốc chữa đau bụng kinh…) cũng như các loại thuốc mà từng thành viên đang phải sử dụng theo toa – các loại thuốc này nhất thiết cần được để ở ngăn riêng, trong hộp có dán tên thành viên đó.