- Sửa tủ lạnh tại quận Phú Nhuận
- Công nghệ chống khuẩn nano ở máy nước nóng
- Sửa lỗi thường gặp của tủ lạnh mini
Sharp là thương hiệu đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi nhắc đến lò vi sóng. Với độ bền cao, dể sử dụng, an toàn cho người sử dụng… là những ưu điểm nổi bật giúp lò vi sóng được tin dùng. Với lò vi sóng Sharp công việc nhà bếp sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hêt. Bạn sẽ chế biến bữa cơm gia đình với đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thời gian nhanh gấp 4 lần so với cách nấu truyền thống. Tuy nhiên hãy cẫn thận vì không phải loại thực phẩm nào cũng có thể cho vào lò vi sóng. Với một số loại thực phẩm khi cho vào lò vi sóng không những làm mất chất dinh dưỡng có trong thực phẩm mà còn có thể biến chúng thành thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Trước khi sử dụng lò vi sóng Sharp để nấu thức ăn hãy tham khảo những chia sẽ của các chuyên gia sửa lò vi sóng Sharp chuyên nghiệp tại nhà về những thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng.
Những loại thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng Sharp.
Trứng: Nhiệt độ cao trong lò vi sóng sẽ làm không khí trong trứng giãn nở, dẫn tới nổ tung quả trứng. Đừng lỡ dại mà thử luộc trứng trong lò vi sóng thì đảm bảo bạn sẽ phải lau sạch cả cái lò.
Thịt gà: Thật là khó khăn để chế biến một bữa thịt gà ngon miệng, tuy vậy, càng sai lầm hơn khi sử dụng lò vi sóng để nấu chín món thịt này. Nguyên nhân là vì khi nấu món thịt gà cần nước sốt, tuy nhiên khi cho thịt gà vào lò vi sóng không thể cho nước sốt vào khiến cho món thịt của bạn thành món gà chiên khô.
Thịt gần chín: Hay còn gọi là thịt tái là loại thực phẩm còn ẩn chứa nhiều vi khuẩn trong đó. Vì thế, cho dù bạn bảo quản trong tủ lạnh hay hâm nóng lại bằng lò vi sóng thì cũng không thể diệt hết số vi khuẩn đó.
Trái cây: Việc cho trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến cho lượng dinh dưỡng có trong trái cây gần như mất hết. Đặc biệt, nếu cho trái nho vào lò vi sóng, chúng sẽ bị nổ tung và thải ra khí plasma làm hỏng lò.
Ớt đỏ: Ngoài việc ớt có thể bốc hỏa trong lò vi sóng, thì khi mở cửa lò ra bạn sẽ bị “tấn công” bởi hơi cay nóng, khiến bạn chảy nước mắt và ho sặc sụa.
Các loại hải sản có vỏ cứng: Nếu bạn muốn món ăn của bạn sực mùi như mùi cao su thì hãy cho các loại: tôm, cua, sò… vào lò vi sóng. Khi nấu chín món ăn chúng trở lên xác xơ, mất hết vị ngon của hải sản.
Các loại củ đặc: Các loại củ đặc như khoai, bí… khi gia nhiệt trong lò vi sóng có thể phát nổ. Để tránh trường hợp này, bạn nên chọc vài lỗ trên thân củ để chúng có chỗ thoát hơi rồi mới đem vào lò vi sóng.
Bông cải xanh: Luộc bông cải xanh bằng lò vi sóng có thể làm mất đến 97% các chất oxy hóa có lợi chứa trong nó…
Bánh mì, bánh pizza: Không nên cho loại bánh này vào lò vi sóng nướng vì nó nhanh chóng trở lên rắn như đá, khô cứng và mất hết mùi vị.
Các loại nước sốt: Hâm nóng nước sốt cũng là một điều chúng ta hay làm, nhưng tuyệt đối không nên thực hiện trong lò vi sóng, kết quả sẽ là một mớ hỗn độn trong chiếc lò của bạn.
Sửa mẹ: Các bà mẹ hiện nay thường trữ đông sửa mẹ trong tủ lạnh để dùng dần cho bé. Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ. Sóng vi ba và nhiệt độ trong lò vi sóng sẽ gây biến đổi các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ gây hại cho hệ tiêu hóa non trẻ của bé.
Những dụng cụ không cho vào lò vi sóng Sharp.
Đồ kim loại: Đồ kim loại là thứ cần tránh thật xa khỏi lò vi sóng. Không bao giờ bỏ chén, đĩa, mâm, dao nĩa, nồi kim loại vào lò để tránh phát hỏa.
Túi giấy, túi nilong: Không bao giờ được cho túi giấy, túi nilon, hay tờ báo vào trong lò vi sóng vì chúng có thể tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc bốc cháy dưới nhiệt độ cao trong lò. Tuyệt đối không bọc thức ăn trong giấy bạc rồi cho vào lò, vì giấy bạc cũng có thành phần kim loại và có thể phát hỏa.
Bình thủy mini hay bình thủy cách nhiệt: Bình thủy mini, bình lưỡng tính, hay bình nóng lạnh làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc. Nếu bình thủy làm bằng nhựa, bạn cần kiểm tra kĩ xem chất liệu có an toàn với lò vi sóng không.
Hộp nhựa: Các loại hộp nhựa đựng thức ăn khi hâm trong lò vi sóng có thể bị chảy và tiết ra chất độc hại vào thức ăn. Khi mua hộp đựng thức ăn, bạn nên kiểm tra kĩ nhãn hiệu để đảm bảo là nó an toàn khi dùng trong lò vi sóng.
Hộp giấy: Hộp giấy có chứa syrofom, vốn là một loại nhựa, nên rất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong lò vi sóng. Đừng hâm nóng cơm hộp trong lò trừ khi trên hộp giấy có đề là “an toàn khi dùng với lò vi sóng”.
Các loại hộp thiết kế sử dụng một lần: Các loại hộp sữa chua, hộp kem, bơ hay magarine không được dùng với lò vi sóng. Các loại hộp này được thiết kế để dùng một lần nên không thể chịu được nhiệt độ cao trong lò, chúng có thể chảy rồi tiết các chất độc hại vào món ăn.