- Ý nghĩa con số trên bảng mã lỗi lò vi sóng
- Tại sao lò vi sóng Sharp bị hở?
- Mách nhỏ vệ sinh mọi vết bẩn trong lò vi sóng
Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh thường được giữ lâu hơn và đảm bảo giữ được nhiều chất dinh dưỡng khi được bảo quản bên ngoài. Tuy nhiên nếu không được bảo quản đúng cách thì rất có thể bạn đã vô tình biến tủ lạnh trở thành nơi phát tán vi khuẩn có hại lên thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người thân trong gai đình bạn. Những loại tủ lạnh hiện đại ngày nay thường được hỗ trợ công nghệ kháng khuẩn. Tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh độ tin cậy của công nghệ trên. Cho nên việc tìm hiểu và nắm bắt rõ cách bảo quản thực phẩm là thực sự cần thiết.
Sắp xếp thực phẩm hợp lý.
Mỗi loại thực phẩm có cấu tạo chất dinh dưỡng khác nhau mà nhiệt độ trong tủ lạnh lại không phải như nhau trong tủ lạnh cho nên khi bảo quản thực phẩm cần chú ý sắp xếp các loại thực phẩm hợp lý.
Đối với ngăn đá: Với những loại thực phẩm cần được đông lạnh nên sắp xếp dều thực phẩm trong tủ lạnh. Với những mảng thịt lớn nên chia nhỏ trước khi bảo quản, không sắp thức phẩm quá khít để hơi lạnh có thể trải đều tới thực phẩm.
Đối với ngăn mát: Nhiệt độ ở cửa tủ lạnh thường cao hơn nên bảo quản những loại thực phẩm có chất bảo quản như mayone, nước ngọt… Với những loại thực phẩm cần nhiệt độ thấp như thịt, trứng… nên bảo quản ở ngăn trên cùng. Tất cả tủ lạnh đều có ngăn bảo quản rau củ riêng.
Bảo quản thực phẩm sạch.
Chúng ta thường có thói quen bỏ tất cả thực phẩm vào tủ lạnh mà quên không rửa sạch chúng. Đối với cả ngăn đông và ngăn mát thì việc rửa sạch thực phẩm, để ráo và bọc kín trước khi cho vào tủ lạnh là vô cùng quan trọng. Thực phẩm trong quá trình nuôi, trồng, giết , mỗ… và vận chuyển các hcaats bẩn có thể bám vào thực phẩm nếu không được rửa sạch thì rất có thể tủ lạnh còn là môi trường thuận tiên cho những loại vi khuẩn này phát triển. Việc bọc kín thực phẩm ngăn mùi hôi cho tủ lạnh cũng như ngăn mùi tủ lạnh bám vào thực phẩm.
Nên tránh bảo quản quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh việc này có thể ngăn cản hơi lạnh khuếch tán trong tủ lạnh làm giảm hiệu năng làm lạnh của tủ lạnh lại gây hao tốn điện năng sử dụng. Một số loại thực phẩm có thể bảo quản tốt bên ngoài mà không cần tủ lạnh như các lạo thịt khô, đậu ,những loại củ… Với những loại thực phẩm đã chế biến nên bọc kín và đặt ở ngăn trên cùng không để chung thực phẩm sống và chín.
Vệ sinh tủ lạnh.
Việc vệ sinh tủ lạnh định kỳ là vô cùng cần thiết. Việc vệ sinh không những giúp bạn làm sạch tủ lạnh, loại bỏ các mùi hôi và vi khuẩn có hại mà còn giúp bạn nắm bắt tình hình sử dụng thực phẩm để sử dụng, ngoài ra khi vệ sinh tủ lạnh bạn đồng thời cũng kiểm tra những hư hỏng để khắc phục kịp thời. Ngoài ra việc vệ sinh tủ lạnh còn giúp giảm hao phí điện năng sử dụng của tủ lạnh.
Xem thêm: Hướng Dẫn Vệ Sinh Tủ Lạnh Cực Nhanh Cực Sạch.
Chú thích ngày tháng khi bảo quản thực phẩm .
Mỗi loại thực phẩm có một hạn sử dụng và bảo quản khác nhau. Điều đó có nghĩa là khi bảo quản thực phẩm bạn nên ghi lại ngày tháng. Điều này không những giúp bạn nắm bắt tình hình sử dụng thực phẩm mà còn giúp bạn chủ động hơn trong việc sắp xếp thực phẩm để sử dụng kịp thời.
Thịt bò tươi- Nhiệt độ thích hợp- -3°C- Thời gian cất trữ tối đa 2 tháng
Thịt dê tươi- Nhiệt độ thích hợp – 3°C- Thời gian cất trữ tối đa 3 tháng
Thịt heo tươi- Nhiệt độ thích hợp – 1 đến 3°C – Thời gian cất trữ tối đa 3 tháng
Thịt gia cầm đông – Nhiệt độ thích hợp – 12°C – Thời gian cất trữ tối đa 3 tháng
Thịt gia cầm tươi – Nhiệt độ thích hợp -1 đến 1°C – Thời gian cất trữ tối đa 3 tháng
Xúc xích – Nhiệt độ thích hợp 0°C- Thời gian cất trữ tối đa 6 tháng
Cá đông- Nhiệt độ thích hợp -12°C Thời gian cất trữ tối đa 2 tuần
Cá tươi- Nhiệt độ thích hợp – 1 đến 1°C- Thời gian cất trữ tối đa 5 đến 6 ngày
Tôm- Nhiệt độ thích hợp -7°C- Thời gian cất trữ tối đa 5 đến 6 ngày
Trứng- Nhiệt độ thích hợp 2 đến 10°C- Thời gian cất trữ tối đa 20 ngày
Rau tươi- Nhiệt độ thích hợp 7 đến 10°C- Thời gian cất trữ tối đa 5 đến 6 ngày
Hoa quả- Nhiệt độ thích hợp 8 đến 10°C- Thời gian cất trữ tối đa 7 ngày
Thực phẩm đã qua chế biến- Nhiệt độ thích hợp -1 đến 10°C- Thời gian cất trữ tối đa từ 2 đến 3 ngày
Những lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Để cất giữ đồ ăn, ngay sau khi nấu chín, các bà nội trợ nên lấy riêng ra một lượng nhất định cho vào các hộp để nguội rồi đậy nắp kín rồi đưa vào tủ lạnh. Khi nào cần ăn thì lấy ra hâm nóng.
Nếu để ở ngoài hơn hai giờ không nên đưa vào cất giữ trong tủ lạnh. Thực phẩm khi cất giữ trong tủ lạnh nên chế biến ngay không được lấy ra rồi lại đưa vào bảo quản tiếp.
Những thức ăn sống như thịt, cá… muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi mổ, không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay.
4 loại thực phẩm dưới đây bạn không nên cho vào tủ lạnh là
Các loại rau, củ: cà rốt, bí đỏ, dưa, hành… Đối với các loại thực phẩm này chúng có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng bình thường. Dưa chuột hay ớt xanh nếu để tủ lạnh trong thời gian dài có thể bị mềm và thối.
Trái cây nhiệt đới: Chuối, xoài, trái cây nhiệt đới và cận nhiệt có khả năng thích ứng khá tốt với nhiệt độ thấp, nhưng nếu đặt trong tủ lạnh trái cây sẽ được giữ lạnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến hương vị mà trái cây mang đến.
Bánh ngọt: Các loại bánh ngọt có nhiều tinh bột nếu cho vào tủ lạnh trong thời gian dài sẽ bị khô cứng và vô cùng khó ăn.
Thịt, cá chế biến sẵn: Các loại thịt hong khói, thịt muối hay khô… không nên cho vào tủ lạnh vì độ ẩm trong tủ lạnh khá lớn có thể khiến cho chúng có mùi hôi khó chịu.
Khi tủ lạnh gặp bất kỳ hư hỏng gì cần liên hệ ngay: 028.6670.4444 – 0968.913.017 để nhân viên sửa tủ lạnh chuyên nghiệp của chúng tôi khắc phục nhanh chóng tránh ảnh hưởng đến hiệu quả bảo quản thực phẩm của tủ lạnh.