- Cách sửa chữa tủ lạnh đóng tuyết
- Có nên bảo quản trứng trong tủ lạnh
- Cách rã đông thực phẩm từ tủ lạnh
Sử dụng máy nước nóng chỉ nguy hiểm khi chúng ta sử dụng loại kém chất lượng hay sử dụng không đúng cách. Tuy nhiên, để sử dụng máy nước nóng đảm bảo an toàn cần. Tuy nhiên, để sử dụng máy nước nóng đảm bảo an toàn gia đình chúng ta cần lắp cầu giao chống giật cho máy. Và sau đây chuyên gia sửa máy nước nóng tại nhà sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp đặt thiết bị này nha.
Khảo sát trước khi lắp cầu dao chồng giật
Không phải gia đình nào cũng có thể lắp đặt được các ELCB để bảo vệ cho con người chống bị điện giật. Điều này có vẻ như vô lý nhưng chúng đã là thực tế bởi “cơ sở hạ tầng” mạng điện của gia đình bạn.
Tại sao lại như vậy? Vấn đề chính ở chất lượng dây dẫn điện và cách lắp đặt chúng hiện tại trong ngôi nhà của bạn. Nếu như chất lượng dây dẫn tốt thì chắc rằng bạn dễ dàng lắp đặt một ELCB mà không gặp phiền toái nào. Nhưng nếu dây dẫn điện có vỏ chất lượng kém, các thiết bị điện như máy giặt, quạt trần, bình nóng lạnh bị rò điện, sẽ làm cho ELCB luôn hoạt động. Để tìm được thiết bị nào bị rò cũng là một vấn đề.
Cuối cùng “Con người là tất cả” con người là trung tâm so với các đồ vật phục vụ cho chúng ta. Vậy nên bạn đừng e ngại khi lắp đặt các ELCB để bảo vệ tính mạng cho chính mình và những người thân của mình
Hiện nay công ty chúng tôi có cung cấp và lắp đặt cầu dao chống giật, hãy liên hệ ngay tổng đài 028.6670.4444 để được tư vấn lắp đặt.
Ký hiệu của các thiết bị điện bảo vệ chống dòng rò điện
- RCBO – Residual current cicuit overcurrent: chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2P có thêm bảo vệ quá dòng
- RCCB -Residual current cicuit breaker: chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2 P
- ELCB – earht leking circuit breaker : thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vửa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò ( nên giá đắt hơn. Có khi bộ RCD trong ELCB còn đắt gấp hàng chục lần RCCB hay RCBO bình thường).
Tuy chúng có cấu tạo và tên goi khác nhau nhưng đều có chức năng chính là ngắt điện khi phát hiện có dòng rò, vì vậy sau đây tôi xin phép được gọi chung chúng là ELCB.
Những tác dụng của ELCB : tránh sự giật điện cho con người, phòng chống hỏa hoạn do chập điện gây ra.
Không chỉ có tác dụng bảo vệ an toàn của con người, ngăn không bị tai nạn nặng do điện giật, ELCB còn có tác dụng đề phòng hoả hoạn xảy ra đối với mạng lưới điện. Bạn có thể sống trong một ngôi nhà được đổ bê tông và nghĩ rằng chúng không bao giờ bị cháy – nhưng thực tế không phải như vậy. Khi chập điện thì tại vị trí chập nhau sẽ sinh ra nhiệt đủ để phát cháy đối với chính dây dẫn với vỏ cách nhiệt bằng nhựa, và chủ yếu là nhiệt đó sẽ tạo ra bén lửa đối với các vật xung quanh. Dòng điện có thể tăng cao đến mức làm các aptomat (hoặc cầu chì bảo vệ) ngắt điện. Như vậy bạn có thể nghĩ rằng trong trường hợp chập cháy gây hoả hoạn thì chẳng cần các ELCB bởi vì các aptomat thông thường cũng đã đủ ngắt điện? Không hoàn toàn đúng, bởi vì nếu đối với các sự chập điện xảy ra với một dòng điện nhỏ hơn so với định mức của một aptomat, ví dụ: trường hợp cháy các loại quạt điện, động cơ hoặc các thiết bị điện khác trong gia đình/văn phòng, dòng điện rất nhỏ nhưng vẫn gây cháy, trường hợp này thì aptomat không bảo vệ được. Trong các trường hợp sự cố đối với các thiết bị điện gây phát nhiệt, nhiều khả năng là chúng làm cháy dây dẫn được bọc cách điện, do đó sẽ xuất hiện dòng điện rò ra vỏ thiết bị, và có thể chúng được truyền xuống đất. Không chỉ thế, trong các trường hợp khác thì dòng điện có nhiều khả năng rò xuống đất và làm mất cân bằng giữa dòng điện đi và dòng điện về trong một mạng điện gia đình. Vậy là ELCB có mặt để ngắt điện.
Và ELCB có thể còn có nhiều công dụng khác nữa, nhưng mà tôi thì vẫn chú trọng về mặt bảo vệ sự an toàn của con người hơn nên không trình bày nhiều về các công dụng khác của ELCB.