benh vien dien lanh

Tổng hợp kinh nghiệm sử dụng lò vi sóng

tong-hop-cach-su-dung-lo-vi-song

Trước khi sở hữu một thiết bị gì đó, nhà mình nên tìm hiểu kỹ để sử dụng chúng hiệu quả hơn. Vật dụng chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này là lò vi sóng. Nó là một thiết bị có nhiều tiện lợi trong việc nấu nướng.

Tuy nhiên cũng khá nguy hiểm khi người dùng không sử dụng đúng. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các mẹ trong việc sử dụng vật dụng này hiệu quả, hơn nữa không phải sửa lò vi sóng lãng phí.

Những lưu ý để sử dụng lò vi sóng an toàn

  • Không sử dụng lò khi bị trục trặc cho đến khi được kỹ thuật sửa chữa.
  • Các công tắc của lò có lắp khóa bên trong ngăn không cho mở cửa khi lò đang hoạt động.
  • Không nghịch các công tắc, không cố khởi động lò vi sóng khi cửa đang mở vì sẽ làm thoát nhiệt vi sóng.
  • Không để thức ăn hay xà phòng bám vào ngăn cửa.
  • Lắp đặt lò vi sóng phải theo đúng hướng dẫn lắp đặt lò.
  • Cửa lò phải được đóng chặt, không bị kẹt, các bản lề, chốt cửa không bị gảy, chắc chắn gioăng cửa phải khít.
  • Sẻ rất nguy hiểm nếu một người không được đào tạo kỹ thuật tự ý sửa chữa hay điều chỉnh lò. Hãy liên hệ với trung tâm bảo hành lò vi sóng Điện Lạnh Gia Định nếu bạn cần dịch vụ bảo dưỡng lò vi sóng.
  • Bất cứ lúc nào cũng không được tháo vỏ lò, cánh cửa, bảng điều khiển, bàn phím vì có thể gây điện áp cao.
  • Không dùng lò vi sóng để sấy quần áo, giấy tờ vì đó là những vật dụng dễ bắt lửa.
  • Chỉ sử dụng lò vi sóng cho các hoạt động gia đình. Không dùng các chất tẩy rửa mạnh để lau cọ lò. Lò vi sóng được thiết kế để hâm nóng, nấu và giải đông thực phẩm. Không sử dụng lò với mục đích công nghiệp, thí nghiệm hay kinh doanh. Nếu sử dụng không đúng mục đích, lò không được bảo hành.
  • Không bật lò khi trong lò không có đồ nấu. Nếu trong lò không có thực phẩm hay nước để hấp thụ nhiệt, nhiệt sinh ra có thể làm hỏng đèn magnetron.
  • Không để lò vi sóng ở ngoài trời, không sử dụng lò vi sóng gần nơi có nước.
  • Khi trẻ em sử dụng lò, cần theo dõi chặt chẽ.
  • Hầu hết các loại thủy tinh, sứ thủy tinh và thủy tinh chịu nhiệt điều có thể sử dụng được trong lò vi sóng. Mặc dù nhiệt vi sóng không làm nóng các vật dụng thủy tinh hay bằng sứ nhưng chúng vẫn làm nóng do nhiệt từ thực phẩm truyền qua. Khi lấy thực phẩm ra khỏi lò, nên sử dụng găng tay.

Khi nướng trong lò vi sóng cần lưu ý

  • Khi cho thức ăn vào hay lấy thức ăn ra khỏi lò nớ mang găng tay vì vật đựng, giá đỡ và đĩa quay trong lò rất nóng.
  • Khi đang nướng, cửa kính trong lò có thể bị nứt khi nước bắn vào.
  • Không ngâm đĩa quay hay vật đựng vào nước lạnh để làm nguội nhanh.
  • Không chạm các vật kim loại vào cửa kính,( bên trong cũng như bên ngoài ) khi cho thức ăn vào lò hay lấy ra, lưu ý bên trong cánh cửa sẽ rất nóng.
  • Không quay đĩa bằng tay, có thể làm hư lò vi sóng.
  • Không để các vật dụng khác lên nóc lò. nóc lò sẽ nóng khi lò hoạt động có thể làm hư các vật dụng trên nóc.
    Khi sử dụng vật dụng bằng kim loại trong lò vi sóng sẽ xuất hiện những tia lửa điện, tia lửa điện phát ra liên tục sẽ làm hỏng lò. Dừng chương trình nấu nướng và kiểm tra lại vật đựng thực phẩm.

Lưu ý:

Khi sử dụng lò vi sóng bạn sẽ thấy hơi nước bốc quanh cửa, làm mở kính, có khi còn tạo thành những giọt nước trên cánh cửa. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Đó chỉ là hiện tượng ngưng tụ hơi nóng của thực phẩm, không gây hiện tượng gì đến lò.

Không để bị mất các lỗ thoát khí trên nóc lò, phía sau, bên cạnh và dưới đáy lò.

Tuân thủ những vật dụng trong lò vi sóng

Đặt vật đựng trong lò cùng với một nữa cốc nước. Bật lò ở công suất 750W (100%) trong 1 phút. Nếu vật đựng bị nóng thì không nên sử dụng trong lò vi sóng. Nếu hơi ấm thì có thể dùng để hâm nóng thức ăn nhưng không dùng để nấu. Nếu vật dụng có nhiệt độ bình thường là phù hợp để nấu thức ăn trong lò vi sóng.

Đĩa nhựa, cốt, vật dụng trong tủ lạnh và giấy gói bằng plastic có thể sử dụng trong lò vi sóng. Hãy tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng đồ plastic trong lò vi sóng. Không dùng vật dụng làm bằng plastic để chứa thực phẩm có hàm lượng đường, mỡ cao vì những chất này khi ở nhiệt độ cao có thể làm chảy plastic. Không sử dụng những đồ đựng bằng kim loại hay có trang trí bằng kim loại trong lò vi sóng trừ khi có hướng dẫn cụ thể dùng được trong lò vi sóng.

không sử dụng vật có miệng hẹp như chai, lọ trong lò vi sóng. Cẩn thận khi mở nắp vật đựng để tránh bị hơi nóng làm bỏng.

An toàn thực phẩm là trên hết

  • Không để nguyên thực phẩm trong họp kín khi nấu trong lò vi sóng. Lấy thực phẩm ra vật đựng phù hợp.
  • Không rán những món nhiều mỡ trong lò vi sóng vì nhiệt độ của mỡ không kiểm soát được dễ gây nguy hiễm.
  • Cắt những loại thực phẩm có lớp võ hay màn bọc ra thành từng miếng để tránh hơi nước tích tụ trong thực phẩm gây nổ.

Lưu ý:

  • Không nên đun quá nóng.
  • Khi hâm nóng chất lỏng như súp, nước sốt hay đồ uống, nhiệt độ đã vượt quá điểm sôi nhưng không thất sủi bọt lên có thể dẫn đến bị trào. Để tránh bị trào nên:
  • Không dùng những vật đựng có thành thẳng, miệng nhỏ.
  • Sau khi hâm nóng, để một lát trong lò, sau đó khuấy lại một lần nữa trước khi lấy ra.
  • Khuấy chất lỏng trước khi đưa vào lò vi sóng. Khi nấu được một nữa thời gian, bỏ ra khấy lại.

Bài viết liên quan
Website: Bệnh Viện Điện Lạnh
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012